1. Đặc tính cây hoa đỗ quyên
Chi Đỗ quyên có đặc điểm là cây bụi và lớn (hiếm), những loài nhỏ nhất cao chừng 10 –100 cm, loài lớn nhất, R. giganteum, được ghi nhận là cao tới 30 m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1 – 2 cm tới hơn 50 cm, ngoại lệ là R. sinogrande có lá dài 100 cm. Đỗ quyên có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số loài, mặt dưới lá có phủ vảy hoặc lông tơ. Một số loài nổi tiếng vì hoa nở thành chùm lớn. Có các loài vùng núi có hoa và lá nhỏ và một số loài nhiệt đới sống bám ở dạng tầm gửi.Trong tự nhiên hoa đỗ quyên có cây gỗ nhỏ thường xanh, cây bụi rụng lá bán thường xanh, cây bụi thấp dạng bò lan, phụ sinh. Lá, hoa rất đa dạng với nhiều màu sắc.
Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp. Vì vậy, mùa chiếu sáng mạnh thì nên đưa cây vào nơi râm mát để chăm sóc. Các chủng loại hoa đỗ quyên khác nhau thì có sức đề kháng với ánh sáng cũng khác nhau.
Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C.
Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Đỗ quyên ưa đất nhiều mùn, tơi xốp phì nhiêu và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí, pH từ 4,2 – 6 là vừa, tốt nhất là đất mùn rừng thông.
Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây .Để tăng độ chua cho nước có thể pha thêm sufat sắt hoặc dấm ăn vào nước tưới.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên. Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%...
2. Chuẩn bị dụng cụ

Dao chiết cành
3. Thời vụ chiết
Thời vụ chiết cành: tháng 3 và tháng 4, cành chiết nhanh ra rễ và cho tỷ lệ sống cao4. Tiến hành chiết cành
Cành chiết lấy từ cây mẹ 24 tháng tuổi, chiều cao cành 30-35cm, có 2 nhánh, đường kính 0,5-0,7cm.Giá thể : 2/3 đất bùn ao+1/3 rơm mục, bầu chiết có đường kính 5-6cm, trọng lượng 100-200g, chiều cao bầu 8-10cm.
Cách gốc cành 6-8cm, dùng dao sắc cắt một khoanh vỏ rộng khoảng 1cm, cạo sạch vỏ, cắt đức mạch dẫn xuống dưới, để làm tăng khả năng phân chia tế bào và hình thành sẹo lồi ra rễ.
Dùng bông nhúng vào dung dịch IBA nồng độ 3000ppm, bôi vào vết cắt khoanh vỏ rồi bó bầu.
Sau đó lấy tấm polyethylene bọc 2 lớp, buộc chặt phía dưới, phía trên đổ đất bùn và một ít rêu, buộc chặt phía trên.
Tưới nước vào lá cho nước thấm dần vào túi bọc, ba tháng sau mọc rễ cắt cành chiết trồng vào chậu.
Khi chỗ chiết ra rễ có màu vàng là cắt đem trồng.
Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt cành lá rườm rà, bị sâu bệnh, sau đó đưa cành chiết vào vườn ươm hoặc vào chậu để thuận tiện cho việc chăm sóc
5. Chú ý
+ Tỉa cành: Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, khô, hay các cành mọc dày kết hợp với việc cắt tỉa tạo tán để cây sinh trưởng, phát triển theo ý muốn. Thời gian cắt tỉa tạo hình có thể chia ra làm 2 giai đoạn: mùa sinh trưởng và kỳ ngủ nghỉ. Mùa sinh trưởng: ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa,… Kỳ ngủ nghỉ: chủ yếu là cắt cành sâu bệnh và cành yếu. Nên cắt những cành già và ngắn để mọc ra cành mới.+ Nuôi cây thời kỳ đặt trong nhà: Khi trưng bày trong phòng phải chú ý để nơi có ánh sáng, thoáng gió. Hằng ngày phải chuyển chậu hoa ra ngoài, để qua đêm. Trong kỳ ra hoa phải chú ý không được tưới vào hoa. Thời gian trưng bày trong phòng không được để quá lâu, trong vòng khoảng 1 tháng phải thay đổi đưa chậu ra vườn để chăm sóc.
+ Điều chỉnh thời kỳ ra hoa:
- Điều kiện ra hoa ( ánh sáng và nhiệt độ): Ban ngày > 27oC, ban đêm > 18oC thì mới ra hoa nhiều. Nụ hoa cũng yêu cầu chiếu sáng từ 5-16h/ngày.
- Sự phân hoá chồi hoa và hoa nở: Chịu ảnh hưởng của đặc tính từng loài.
- Phương pháp xử lý để hoa nở sớm: Tăng cường chăm sóc, cho các cành mới mọc nhanh. Đến khi cây hoàn thành việc phân hoá chồi hoa thì bắt đầu ít tưới nước lại, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ, bảo đảm đất trồng ẩm vừa phải…
Xem thêm kĩ thuật chiết cành lan, chiết cành nho, chiết cành hoa giấy ...